nha-xuong-vom-co-uu-nhuoc-diem-gi
Tin tức

Nhà xưởng vòm có ưu điểm, nhược điểm gì?

Nhà xưởng vòm là một trong nhiều dạng kết cấu của nhà xưởng, đáp ứng khả năng sáng tạo không giới hạn của các kiến trúc sư.

Nhà xưởng mái vòm hay còn gọi là nhà xưởng có khung vòm. Những năm gần đây, dạng nhà xưởng mang tính thẩm mĩ này được ưa chuộng. Chúng cũng có ưu điểm và nhược điểm nhất định.

nha-xuong-vom-co-uu-nhuoc-diem-gi-1

Kết cấu mái nhà xưởng vòm

Ưu điểm:

– Bền vững, mang lại sự chắc chắn cho công trình

Kết cấu thép của nhà xưởng nói chung và nhà xưởng vòm nói riêng vốn dĩ đã tạo được độ chắc chắn và bền vững cho công trình trong mọi điều kiện. So với kết cấu khác, kết cấu thép mang lại hiệu quả tốt hơn hẳn. Thêm nữa, kết cấu không gian lại nhẹ hơn kết cấu phẳng.

– Tăng khả năng vượt nhịp

Hệ vòm này được sử dụng để tăng khả năng vượt nhịp, mở rộng diện tích. Chúng được sử dụng với những công trình có chiều rộng lớn, có cột hoặc nhiều cột giữa.

– Tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ

Nhiệt được hấp thụ và thoát ra thông qua phần mặt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Mái vòm chính là một lớp cách nhiệt lý tưởng cho những công trình có không gian lớn, cần độ thoáng khí và thoát nhiệt tốt. Do diện tích bề mặt nhỏ nên năng lượng nhiệt cũng được chuyển giao tốt hơn, giúp công trình sau khi xây dựng không bị hầm bí.

– Thân thiện với môi trường

Nhà thép mái vòm sử dụng các loại tấm lợp có khả năng cách âm, cách nhiệt, … giúp tiết kiệm tối đa năng lượng sử dụng. Sản phẩm không chứa chất độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Các tấm lợp panel còn ngăn cản sự xâm hại của các loại côn trùng, nấm, mối mọt. Thêm nữa, quá trình thi công nhà xưởng vòm sử dụng nguyên liệu sẵn có vận chuyển từ nhà máy, với hình thức lắp ghép đơn giản, không có những vật liệu vụn như cát, đá, sỏi, … gây bụi bặm, vương vãi.

Nhà xưởng mái vòm còn có thể tái sử dụng khi di dời hoặc thanh lí, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.

– Tính thẩm mĩ

Mái hình dạng vòm làm tăng tính thẩm mĩ cho nhà xưởng, giúp nhà xưởng có một vẻ đẹp riêng hay một nét đặc trưng độc đáo trong thiết kế.
nha-xuong-vom-co-uu-diem-nhuoc-diem-gi-01>>> Tham khảo thêm thế nào là một nhà xưởng đẹp, an toàn trong quá trình đi vào hoạt động?

– Tiết kiệm nguyên liệu

Nhà xưởng mái vòm sử dụng ít nguyên liệu hơn so với những kiểu mái thông thường bởi hệ vòm có mô men uốn nhỏ. Ngoài ra, chủ đầu tư còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí khác như lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và chi phí nhân công.

– Dễ thoát nước

Với hình dạng vòm của mái giúp dễ dàng thoát nước cho nhà xưởng. Độ dốc mái càng lớn thì thoát nước càng nhanh.

Nhược điểm

– Thi công đòi hỏi độ chính xác

Hệ kết cấu thép mái vòm không gian nhịp lớn thường dùng là dạng hệ lưới thanh nên các nút liên kết rất phức tạp. Việc chế tạo và lắp ráp đòi hỏi độ chính xác cao.

– Nặng nề, cồng kềnh

Nhà xưởng mái vòm khá nặng nề, cồng kềnh nên khó khăn khi vận chuyển. Việc tháo lắp cũng phức tạp hơn.

– Không gian kín, bí

Tính chất cực kín của mái vòm khiến nhà xưởng trở nên ẩm ướt, ngột ngạt. Do đó, trước khi thiết kế, nhà thầu và chủ đầu tư cần trao đổi kĩ về biện pháp khắc phục tình trạng này.

– Khả năng chống cháy kém

Khi thi công, chủ đầu tư cũng cần trao đổi cụ thể với nhà thầu về các biện pháp chống cháy hữu hiệu vì khả năng chịu nhiệt của thép không được cao so với vật liệu bằng bệ tông.

Nhà xưởng vòm là công trình có tính chịu lực cao, vừa giúp tiết kiệm năng lượng, vừa góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho thiết kế. Dù còn một số hạn chế song dạng nhà xưởng vòm vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *