Ngoài các tính năng sử dụng rộng rãi trong y học, thực phẩm, thạch cao còn là vật liệu được ưu tiên lựa chọn trong thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Vậy, thạch cao là gì?
Thạch cao – một loại đá tự nhiên có tên khoa học là Calcium Dihydrate, có công thức hóa học CaSO4.2H2O gọi là khoáng thạch cao. Trong đó, 79.1% Calcium Sunfat và 20.9% còn lại là nước. Khi mang đi nung ở nhiệt độ 150°C ta sẽ thu được thạch cao khan, chứa 79.0%.
Để cho ra vật liệu thạch cao (khuôn thạch cao) lắp đặt trong công trình cần được chế tạo qua nhiều công đoạn.
Thạch cao ở dạng khan sẽ được nghiềm thành bột. Bột này nếu trộn với nước sẽ trở thành vữa thạch cao. Sau đó, đem vữa thạch cao ở trạng thái tươi đi đổi khuôn, đợi ninh kết (sản phẩm thủy hóa lại dạng CaSO4.2H2O và một phần chưa được thủy hóa là CaSO4.0,5H2O) sẽ nhận được vật liệu có màu trắng có cường độ và độ ổn định nhất định. Dạng vật liệu cuối cùng nhận được này chính là thạch cao hay khuôn thạch cao trong xây dựng.
Ứng dụng của thạch cao trong xây dựng?
Vữa, bột thạch cao được sử dụng làm vật liệu trám cho gạch men, kim tự tháp,… hoặc cấu tạo nên xi măng. Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng trong mỹ thuật như đúc tượng, phù điêu,… để trang trí nội thất.
Tấm thạch cao – một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc tường nội thất trong xây dựng gia dụng và thương mại. Vật liệu này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính:
- Vật liệu nhẹ, không nung đáp ứng yêu cầu về thiết kế “xanh”.
- Thi công nhanh chóng và dễ dàng.
- Không làm phát sinh chất độc hại, tổn hại đối với sức khỏe.
- Mang đến các tính năng hệ thống như cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chịu va đập.
- Tính linh hoạt cao trong thiết kế, dễ dàng trang trí với sơn, giấy dán tường…
Vì vậy, phân loại tấm thạch cao để sử dụng đúng tính năng hệ thống cho từng mục đích làm trần, làm tường sẽ mang lại hiệu quả cao – nâng tầm chất lượng không gian sống cho ngôi nhà của bạn.
Phân Loại thạch cao?
1.Tấm thạch cao làm vách ngăn
Là những bức tường có kết cấu gồm khung xương chịu lực bên trong, bao phủ bên ngoài là thạch cao bao phủ liên kết trực tiếp với hệ khung qua vít chuyên dụng, lớp bả sơn ngoài cùng tạo độ nhẵn mịn và tạo nét thẩm mỹ cho vách ngăn thạch cao.
Những tấm thạch cao này được dùng thay cho những bức tường xi măng ngăn cách các không gian trong nhà với ưu điểm nhẹ, tính thẩm mỹ, phù hợp với nhiều không gian.
Trên thị trường hiện phổ biến các loại vách ngăn thạch cao 1 mặt dùng để che một khoảng không gian nhất định, có thể thay thế cho tường nhà hoặc trang trí phòng khách, phòng ngủ.
Vách ngăn thạch cao 2 mặt có kết cấu giống vách ngăn thạch cao 1 mặt nhưng không dùng để trang trí mà chủ yếu để ngăn cách các không gian trong nhà như một bức tường.
2.Tấm thạch cao làm trần nhà
Trần thạch cao là vật liệu được nhiều người ưa chuộng thay thế cho các loại trần truyền thống như trần xi măng, trần gỗ. Trần thạch cao gồm hệ khung xương và tấm thạch cao với hai loại chính là trần chìm và trần nổi.
Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, chúng ta không thể nhìn thấy các khung xương này.
Trần nổi là loại trần được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài, thường được ứng dụng để che các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện, ống nước,… dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói.