nhung-diem-can-luu-y-khi-thi-cong-nha-xuong-01
Tin tức

Những điểm cần lưu ý khi thi công nhà xưởng

Thi công nhà xưởng như thế nào để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ, … là bài toán khó. Để giải quyết vấn đề này, mời bạn tham khảo thông tin mà VietPanel chia sẻ đến bạn ngay sau đây nhé!

Nhà xưởng là tài sản vật chất có sức chứa và quy mô quản lý lớn (so với cửa hàng), có thể là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa. Nhà xưởng có vai trò quan trọng đối với sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp. Do vậy, muốn xây dựng nhà xưởng tiêu chuẩn thì cần lưu ý một số điểm dưới đây.

1. Tiếp nhần và bảo quản vật tư

– Vật tư/ nguyên liệu xây dựng là thành phần không thể thiếu, quyết định trực tiếp đến chất lượng công trình. Vật tư tốt xây dựng nên những công trình chất lượng. Phần lớn các đơn vị cung cấp vật tư một cách đầy đủ song có một số trường hợp giao nhận phát sinh số lượng, không đồng bộ về chủng loại, … Các bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng cho khớp với hợp đồng mua bán, nhất là những sản phẩm có mã bằng tiếng Anh, mã in chìm như các chủng loại bu lông, … cần kiểm tra cẩn thận.

nhung-diem-can-luu-y-khi-thi-cong-nha-xuong-1

Tiếp nhận và bảo quản vật tư

2. Nền móng nhà xưởng

Nền móng của nhà xưởng nói riêng và nền móng của một ngôi nhà nói chung là bộ phận quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình. Đối với thi công nhà xưởng tiền chế, nền móng được đổ bằng bê tông cốt thép.

– Với địa thế nhà xưởng nằm trên vùng đất cứng hay có độ cao so với nền xây dựng thì khi thi công phần móng sẽ không cần phải gia cố như ép cọc, đóng cừ tràm.

– Với địa thế nhà xưởng nằm trên vùng đất mềm, yếu, bùn thì phần gia cố móng rất quan trọng để đảm bảo sự chịu lực cho những kết cấu thép bên trên.

nhung-diem-can-luu-y-khi-thi-cong-nha-xuong-2

Thi công nền móng nhà xưởng

– Riêng phần nền nhà xưởng thì sẽ tùy theo công năng sử dụng mà công ty xây dựng nhà thép tiền chế có cách bố trí thép sàn sao cho hợp lý. Ngoài ra, phần đổ bê tông nhà xưởng theo độ dày 10, 20, 30 hay 50cm cũng vô cùng quan trọng. Bởi vì có những nhà xưởng lắp đặt các loại máy móc, thiết bị sản xuất có tải trọng lên đến vài chục tấn/m2.

– Khi đổ xong nền móng bê tông cho nhà xưởng thì cần phải tiến hành sơn lớp epoxy trên bề mặt để chống bám bụi và dễ lau chùi vệ sinh.

Sơn nền nhà xưởng

3. Bu lông móng

nhung-diem-can-luu-y-khi-thi-cong-nha-xuong-3

Bu lông móng

Phần lớn các công ty tham gia dịch vụ thi công nhà xưởng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt bu lông móng thường thiếu thốn vì lý do đầu tư ban đầu cao. Điều này rất ảnh hưởng đến các công việc tiếp theo trong quá trình thi công.

4. Cột, kèo nhà xưởng

– Khi thi công nhà xưởng, cột hay kèo thép chỉ nên thiết kế vừa phải để tránh bố trí thép thiếu hoặc thừa. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng, thông thường 1m sẽ lắp đặt khoảng 20 – 32kg thép, tùy theo quy mô của nhà xưởng và mức độ đầu tư tài chính của chủ doanh nghiệp.

nhung-diem-can-luu-y-khi-thi-cong-nha-xuong-5

Lắp ghép cột, kèo nhà xưởng

Với những nhà xưởng rộng, cần bố trí xe cẩu hợp lí để lắp đặt, tránh thanh kèo bị uốn cong, làm giảm tuổi thọ công trình.

5. Giằng nhà xưởng

Giằng nhà xưởng (giảng mái, giằng xà gồ, giằng đầu hồi) giúp tăng khả năng liên kết cho các bộ phận của công trình, đảm bảo tính ổn định của toàn bộ kết cấu khung trong thời gian xây dựng và sử dụng. Công đoạn này phải thi công thật tốt và chuẩn để làm căn cứ triển khai những công đoạn tiếp theo. Khi thi công nhà xưởng cần chú ý lắp khoan giằng cứng ở hồi đầu tiên. Sau đó phải lắp đủ hệ thống cột, kèo, xà gồ, giằng mái… để đảm bảo an toàn, tiếp tục thi công công trình.

6. Mái tôn

– Phần lắp đặt mái tôn cũng yêu cầu tấm tôn đầu tiên phải được làm cẩn thận, nó chính là tiêu chuẩn cho các tấm tôn tiếp theo. Bạn phải lấy dấu cho từng tấm tôn để đảm bảo chắc chắn tất cả các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn phải nằm trên một đường thẳng, vuông góc với thanh gà gồ. Nếu không đảm bảo như vậy thì công đoạn lợp tôn mái giai đoạn cuối phải căn chỉnh vô cùng vất vả, không đảm bảo về kỹ thuật và thẩm mỹ, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

– Với những nhà xưởng lợp thêm phần bông cách nhiệt dưới mái tôn thì phải lưu ý các mối nối của bông thẳng, không bị co kéo, mặt dưới của bông cách nhiệt đều, không bị nhăn.

7. Vách ngăn

Khi thi công vách ngăn nhà xưởng cần phải kết hợp với bên xây dựng ngay từ đầu để đảm bảo ăn khớp công việc giữa bên lắp đặt với bên xây dựng.

8. Đảm bảo an toàn lao động

– Với những vị trí thi công trên cao, công nhân cần được trang bị dây đai an toàn, có dây cứu sinh.

Ngoài ra, tay nghề thi công của đội thợ cơ khí lắp dựng khung kèo nhà xưởng và đội thợ hồ thi công phần nền, móng, vách nhà xưởng cũng cần được đảm bảo. Đồng thời, việc thiết kế và xây dựng nhà xưởng cần tuân thủ đúng theo quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế đã quy định.

Điều kiện thi công nhà xưởng cũng là một trong những yếu tố cần lưu ý. Bạn không nên xây dựng trong điều kiện thời tiết xảy ra gió bão bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân cũng như chất lượng công trình.

Trên đây là một số lưu ý khi thi công nhà xưởng, giúp bạn có những công trình bền, đẹp, chất lượng như mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *